Tại sao đã vệ sinh sạch sẽ vẫn xảy ra tình trạng vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa? Đây có phải dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm không? Khắc phục mùi hôi không ngứa vùng kín bằng cách nào hiệu quả?
Tất cả những thắc mắc của chị em đều được bài viết tổng hợp và giải đáp chi tiết. Vậy nên, hãy đọc đến cuối để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé.
Tình trạng vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa thường xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau:
Nhiều chị em có thói quen vệ sinh vùng kín chưa cẩn thận, sạch sẽ. Nước tiểu ứ đọng lại sau khi đi vệ sinh kết hợp dịch nhầy âm đạo khiến vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến mùi hôi khó chịu.
Đây không phải vấn đề nghiêm trọng. Chị em chú ý rửa vùng kín sạch sẽ, lau khô, thay đồ lót thường xuyên là có thể khắc phục.
Trong những ngày kinh nguyệt và sau khi sinh, mùi hôi ở vùng kín có thể trở nên nặng hơn nhưng không ngứa. Cụ thể:
Thói quen mặc quần lót chật làm hạn chế không gian thoáng khí, khiến cho mồ hôi và dịch âm đạo không thể thoát ra. Điều này tạo ra môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi.
Trong những ngày nóng bức, cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn. Khi mồ hôi không thoát ra được do quần lót chật, chúng sẽ ứ đọng lại và phát sinh mùi hôi.
Nếu tình trạng này kéo dài, việc chèn ép có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ viêm nang lông. Viêm nang lông có thể dẫn đến tình trạng sưng tấy và đau rát, gây khó chịu cho người mắc phải.
Khi sử dụng bao cao su, một số người có thể gặp phản ứng dị ứng gây ra sưng tấy, mùi hôi, nổi mẩn ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín.
Bao cao su thường được làm từ cao su tự nhiên hoặc polyisoprene. Nếu bạn bị dị ứng với latex (cao su tự nhiên), sử dụng bao cao su có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Tình trạng này cũng thường xảy ra khi sử dụng bao cao su kém chất lượng. Thành phần bao cao su chứa các chất phụ gia như gel bôi trơn hoặc mùi hương.
Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis – BV) là nguyên nhân phổ biến vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa. Bệnh xảy ra khi có sự mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo, làm cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh.
Quan hệ tình dục không an toàn là tác nhân chính gây viêm âm đạo do vi khuẩn. Một số trường hợp khác mắc bệnh do thụt rửa âm đạo quá sâu, sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp, …
Triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn dễ nhận diện:
Viêm vùng chậu (PID – Pelvic Inflammatory Disease) là một bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở cơ quan sinh sản nữ giới. Điểm đặc trưng nhất của bệnh là gây vùng kín có mùi hôi khắm không ngứa.
Đa số các trường hợp viêm vùng chậu là do vi khuẩn lậu và Chlamydia gây ra thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Đặt vòng tránh thai, vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng viêm vùng chậu thường gặp:
Chị em mắc bệnh có nguy cơ cao vô sinh – hiếm muộn, chửa ngoài tử cung. Do đó, chủ động thăm khám sớm sẽ giúp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Vùng kín có mùi hôi khắm nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hai trong số các bệnh lý phổ biến gây ra triệu chứng này là bệnh lậu và bệnh Chlamydia.
Không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý, cuộc sống chăn gối. Vùng kín mùi hôi khắm do bệnh xã hội còn đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, lây truyền cho bạn tình và cộng đồng.
Triệu chứng nhận biết bệnh xã hội:
Ung thư cổ tử cung cũng được xem là nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi như trứng thối nhưng không ngứa. Đây là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ mắc cao ở nữ giới. Các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, khiến bệnh khó được phát hiện sớm.
Một số nguyên nhân khiến ung thư cổ tử cung gia tăng gồm: Nhiễm virus HPV, quan hệ tình dục không an toàn, hút thuốc, hệ miễn dịch yếu, …
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung:
Dưới đây là một số biện pháp dân gian hiệu quả giúp khử mùi hôi vùng kín mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
Sử dụng nước lá trầu không xông, rửa thường xuyên sẽ giúp vùng kín hết mùi hôi. Thành phần của loại lá này có tính sát khuẩn tốt, cực kỳ hiệu quả trong điều trị viêm âm đạo.
Các bước sử dụng lá trầu không khá đơn giản như sau:
Với tính chất kháng khuẩn và chống viêm, lá trà xanh giúp cải thiện tình trạng khí hư có mùi hôi, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.
Cách thức sử dụng lá trà xanh tuần tự như sau:
Nước vo gạo không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn mà còn có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc khử mùi hôi vùng kín.
Thành phần nước vo gạo có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch và giữ ẩm cho vùng kín. Để sử dụng, chị em có thể làm theo cách sau:
Lá ổi là một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả giúp điều trị tình trạng khí hư có mùi hôi mà không gây ngứa. Với tính sát khuẩn và kháng viêm, lá ổi không chỉ giúp làm sạch vùng kín mà còn hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Các bước sơ chế lá ổi làm bài thuốc chăm sóc vùng kín tại nhà:
Nha đam có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch và giảm mùi hôi. Chính nhờ công dụng này mà nha đam còn được nhiều chị em áp dụng để loại bỏ mùi hôi vùng kín khó nói.
Công thức chăm sóc vùng kín từ lá nha đam như sau:
Bạc hà có tính làm mát, giúp khử mùi và giảm cảm giác khó chịu. Tuần 2-3 lần dùng lá bạc hà xông, rửa cô bé sẽ giúp vùng kín luôn thơm tho, sạch thoáng, ngừa viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
Trong Đông y, lá ngải cứu được biết đến như một thảo dược có tác dụng tích cực đối với sức khỏe của nữ giới. Chúng có khả năng giúp cải thiện tình trạng khí hư có mùi hôi. Đồng thời hỗ trợ sức khỏe tử cung và giảm cơn đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.
Tham khảo cách xông rửa vùng kín bằng ngải cửu
Điều chỉnh thói quen hàng ngày là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện tình trạng khí hư có mùi hôi và bảo vệ sức khỏe vùng kín. Dưới đây là một số lưu ý và thói quen lành mạnh mà chị em nên áp dụng:
Việc điều trị khí hư có mùi hôi tại nhà đơn giản, tiết kiệm chi phí, nhưng thực hiện lâu, hiệu quả kém. Trong trường hợp mùi hôi xuất phát từ bệnh lý, chị em nên chủ động khám chữa tại Phòng khám ĐKQT Việt Khang, số 114 Trần Đình Xu, Quận 1.
Việc thăm khám và điều trị kịp thời không chỉ giúp cải thiện sức khỏe sinh sản mà còn mang lại sự tự tin cho chị em. Dưới đây là những thế mạnh nổi bật tại phòng khám:
Vùng kín có mùi hôi không ngứa dù xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý đều khiến chị em mất đi sự tự tin vốn có. Nếu không thể khắc phục tại nhà bằng bài thuốc dân gian, chị em nên chủ động khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.